Tảo – loài thực vật này hẳn không còn quá xa lạ với con người chúng ta. Tuy nhiên, có thể sẽ có những điều thú vị mà bạn chưa biết về nó đấy.
Loài thực vật cổ xưa nhất

Số lượng loài và khả năng sinh sản
Tảo là 1 nhóm rất rộng; bao gồm rất nhiều loài từ đơn bào (vi tảo) tới phức tạp như rong biển. Chúng có độ dài một từ vài micro-mét tới 50 mét. Đặc điểm chung là chúng tương tự thực vật trên mặt đất – quang hợp hấp thụ khí CO2 và thải ra O2.
Hiện nay đã có khoảng 45 000 loài tảo được phát hiện. Đa số các loài tảo sinh sản vô tính; nhưng cũng có những loài có khả năng sinh sản hữu tính. Và đặc biệt, tảo có tốc độ sinh sản vô cùng nhanh nếu có điều kiện thuận lợi. Và khi chúng phát triển quá mạnh sẽ gây ra các hiện tượng như phú dưỡng hóa; tảo nở hoa; thủy triều đỏ;…
Ảnh: Internet
Hình thành và duy trì sự sống cho Trái Đất
Khí oxy là yếu tố quan trọng nhất cho sự tồn tại của loài người cũng như nhiều sinh vật khác trên Trái Đất. Chỉ cần thiếu oxi khoảng 5 phút là mô não bị chết vĩnh viễn không có khả năng hồi phục. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết nguồn gốc của nguyên tố phổ biến đứng thứ 3 trong vũ trụ này. Bạn có bất ngờ không khi tảo chính là nhân tố quyết định nguồn gốc của oxi trên Trái Đất?
Nửa phần đầu của lịch sử Trái Đất – khoảng 2 tỷ năm hoàn toàn không có oxi. Hầu hết các nhà khoa học tin rằng lượng oxi tồn tại trong khí quyển không đáng kể cho đến 2,4 tỷ năm trước. Khi Sự kiện ôxi hóa vĩ đại (Great Oxygenation Event – GOE) xảy ra. Sự nhảy vọt về nồng độ oxi chủ yếu là do vi khuẩn xyano; còn gọi là tảo xanh – loài vi khuẩn quang hợp tạo ra oxi.
Ảnh: Internet
Theo ước tính, tảo tạo ra tới 70%-80% lượng oxi trên Trái Đất hằng ngày (~ 300 tỷ tấn Oxy). Con số này cũng dễ hiểu nếu bạn tính toán về diện tích của đất liền so với diện tích hồ/sông/biển/đại dương… Chỉ riêng các đại dương đã chiếm tới 71% diện tích Trái Đất. Và ở bất cứ vùng nào của đại dương bạn cũng có thể tìm thấy tảo.