Nguyên nhân
Nguyên nhân chính của hiện tượng phú dưỡng là sự thâm nhập một lượng lớn yếu tố nitrat (N) và photphat (P) từ các hoạt động sống của con người.
Tại đô thị
Việc xả nước thải có chứa nitrat và photphat được xử lí một phần hay chưa qua xử lí góp phần không nhỏ vào hiện tượng phú dưỡng.
Cụ thể như, ngày nay chúng ta đang sử dụng các loại bột giặt, chất tẩy rửa một cách hết sức thường xuyên. Và trong các sản phẩm ấy chứa một lượng photpho đáng kể. Hằng năm, chỉ tính riêng hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh đã tiêu thụ trên 32 000 tấn bột giặt và 17 000 tấn chất tẩy rửa.
Ảnh: Internet
Cùng với đó, nguồn nước thải từ các khu công nghiệp, nhà máy cũng đã góp phần không nhỏ vào hiện tượng phú dưỡng. Các ngành công nghiệp như chế biến thực phẩm sữa, rượu, bia,…; công nghiệp len là một trong những ngày có hàm lượng N, P trong nước thải rất cao. Ngành chế biến sữa, hàm lượng N trong nước thải là 50 mg/l. Nghành chế biến thịt hộp hàm lượng N, P cao gấp 2,3 lần so với ngành chế biến sữa…
Tại nông thôn
Hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng.
Trong trồng trọt, để tăng năng suất, người ta đã sử dụng một lượng lớn phân bón. Hai loại phân được sử dụng phổ biến là phân đạm (chứa N) và phân lân (chứa P). Tuy nhiên, chỉ có 30 – 40% lượng phân bón cây có thể hấp thụ, còn lại sẽ tích tụ trong đất. Mưa, xói mòn cuốn theo lượng phân bón dư thừa đổ vào nguồn nước ao hồ.
Ảnh: Internet
Trong chăn nuôi, nhiều trang trại lớn được hình thành, các hộ gia đình cũng nâng số lượng vật nuôi. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở chăn nuôi lớn hay nhỏ lẻ đều chưa quan tâm đến việc xử lí nước thải.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phú dưỡng
Chất dinh dưỡng
Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự sinh sôi, phát triển của tảo. Các hoạt động của con người cung cấp một lượng lớn nitrat, photphat sẽ thúc đẩy quá trình phú dưỡng. Ngoài ra, hiện tượng phú dưỡng tự nhiên vẫn xảy ra trong trường hợp các ao hồ nằm trên tầng đất có sản sinh photphat.
Ảnh: Internet
Độ sâu của hồ
Hồ càng sâu thì các chất dinh dưỡng sẽ lắng xuống đáy; cách xa phạm vi sống với tầng mặt. Do đó, hạn chế được hiện tượng phú dưỡng.
Khả năng lưu chuyển của nước
Nước di chuyển càng nhanh thì sẽ dễ dàng kéo theo một lượng chất dinh dưỡng ra khỏi hệ sinh thái hồ. Làm các loài tảo không kịp sử dụng các chất dinh dưỡng này. Hạn chế sự phát triển của tảo.
Các yếu tố khí hậu
Các yếu tố về ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ thích hợp sẽ đẩy nhanh quá trình phát triển của tảo.
Hiện tượng phú dưỡng thường diễn ra vào mùa đông hơn là mùa hè. Do mùa đông nhiệt độ thấp, khả năng bốc hơi nước kém đi nên lượng nitrat di chuyển vào không khí ít.