Hiện tượng phú dưỡng trong ao hồ

Hiện tượng phú dưỡng là gì là câu hỏi phổ biến hiện nay được khá nhiều người thắc mắc. Ngay bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

Khái niệm

Phú dưỡng (Eutrophicationl) là sự giàu quá mức bởi những chất dinh dưỡng vô cơ. Hiện tượng phú dưỡng thường xảy ra khi nồng độ các chất dinh dưỡng như nitrat và photphat cao, tỉ lệ P/N cao. Sự thừa các chất dinh dưỡng này sẽ kéo theo sự phát triển quá mức của các loại tảo, vi tảo, rong, rêu,… làm mất cân bằng hệ sinh học nước.

Ảnh: Internet

Diễn biến phú dưỡng

Trong hệ sinh thái nước ngọt luôn tồn tại sẵn một hàm lượng các chất N và P để đảm bảo cho sự phát triển bình thường của hệ sinh thái.

Khi nồng độ N, P tăng cao sẽ kích thích sự phát triển của tảo. Ở điều kiện bình thường, tảo có 10 -100 tế bào/ml nước. Còn trong điều kiện phú dưỡng có thể lên đến 104 – 105 tế bào/ml nước. Sự phát triển của tảo có thể làm thay đổi hoặc không làm thay đổi màu nước. Tuy nhiên trong hệ sinh thái nước ngọt thường có tảo lam và tảo lục khiến nước có màu xanh.

Trong quá trình phát triển mạnh thì cũng sẽ có một lượng lớn tảo chết đi. Vi khuẩn sẽ lấy đi oxi trong nước để phân hủy tảo chết. Theo nghiên cứu, để phân hủy một phân tử tảo, vi khuẩn cần 276 nguyên tử oxi; làm giảm mạnh nồng độ oxi trong nước; khiến các loài khác không đủ oxi mà chết ngạt.

Ảnh: Internet

Đồng thời, tảo chết đi chìm xuống, tạo thành một lớp trầm tích ở đáy hồ, lâu dần làm giảm độ sâu của hồ. Ngoài ra, môi trường đáy có nồng độ oxi thấp, các vi khuẩn phân hủy xác tảo trong điều kiện yếm khí. Kết quả là sinh ra các khí như H2S, NH3,… gây mùi hôi thối, nước vẩn đục.

Dấu hiệu nhận biết

Khi sông, hồ bị dư thừa dưỡng chất thì các sinh vật phù du như tảo, rong, rêu sẽ bắt đầu tiêu thụ và phát triển. Chúng lớn dần và sinh sản ồ ạt dẫn đến các hiện tượng như tảo nở hoa, đồng thời làm cho nước đổi màu sang màu đỏ hoặc xanh. Sinh vật phù du sinh sản nhiều cũng sẽ xuất hiện các loại rong, rêu bám đầy xung quanh hồ và mực nước ngày càng thấp lại do chất thải của các sinh vật này tạo ra dưới đáy hồ.

Ảnh: Internet

Nếu hiện tượng phú dưỡng diễn ra lâu ngày thì nước trong hồ sẽ đặc dần và sẽ biến thành đầm lầy. Dấu hiệu này khá dễ nhận biết. Tuy vậy khi nhận được dấu hiệu này thì dường như không còn cách để cứu chữa nguồn nước tại đây. Do đó, với những dấu hiệu cơ bản ban đầu như nước đổi màu hoặc xuất hiện nhiều sinh vật nổi…thì nên có những biện pháp kiểm soát và cân bằng nhanh chóng.

Ngày nay hiện tượng phú dưỡng đang trở nên khá phổ biến trên thế giới. Và Việt Nam cũng không là ngoại lệ với hơn 60% ao, hồ xảy ra hiện tượng phú dưỡng. Hiện tượng này đã và đang gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường. Để tìm hiểu cụ thể về những tác động này, mời các bạn theo dõi phần tiếp theo.